7 liều thuốc đẩy lùi cô đơn nơi công sở

“Thật không may nếu như cảm giác cô đơn vượt quá ngưỡng cho phép, bởi đó là khi chúng ta bắt đầu trở nên thận trọng và dè dặt hơn”.

Không thể phủ nhận, trong một số trường hợp, “một mình” có thể đem đến những kết quả tích cực. Thế nhưng, sự cô đơn, chung quy cũng là danh từ không tốt đẹp gì, nhất là khi các chuyên gia y tế gọi sự cô đơn như… một dịch bệnh và có khả năng ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động.

Giáo sư Sigal Barsade thuộc trường kinh doanh Wharton cho biết: “Có một điều cần lưu ý rằng, cô đơn không phải là một đặc điểm tính cách”. Nghiên cứu của giáo sư cho thấy, cô đơn là một khái niệm hoàn toàn khác biệt so với việc bị trầm cảm hay thiếu các kỹ năng xã hội. Sự cô đơn xuất hiện do hoàn cảnh: nó xảy ra khi người ta nhận thấy rằng các nhu cầu xã hội của họ không được đáp ứng trong một môi trường cụ thể.”

Cô đơn nơi công sở giống như dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn: 7 liều thuốc đẩy lùi chứng cô đơn - Ảnh 1.

1 là con số “đơn côi chiếc bóng” nhất

Barsade và Hakan Ozcelik – giáo sư của trường California State University tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tác động của sự cô đơn đến năng suất làm việc tại chốn công sở. Kết quả cho thấy, có hai yếu tố chính khiến cho sự cô đơn trong quá trình làm việc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của người lao động.

Người cô đơn thường ít có tính cam kết với tổ chức, có nghĩa rằng. Họ ít quan tâm đến công việc hơn, và cũng không có động lực để làm việc chăm chỉ. Đồng thời, họ cũng có xu hướng ít cam kết, ít sáng tạo, ít hợp tác và ít chu đáo hơn.

Nếu quan sát kĩ, bạn sẽ thấy rằng những người cô đơn thường là những người “ít được tiếp cận” hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ ít có khả năng nhận được những chia sẻ, những thông tin cần có, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc.

Đâu là nguyên nhân khiến cho chúng ta cô đơn? 

Không ai muốn mình cô đơn. Đừng nghĩ rằng, “một mình” có nghĩa là cô đơn. Bởi cảm giác cô đơn có thể xảy ra ngay khi cả chúng ta làm việc tại các văn phòng nhộn nhịp và đông đúc. Thật đáng tiếc bởi cảm giác ấy có thể đem đến những tác động tiêu cực không chừa một ai, bất kể người ấy giữ vai trò gì tại công ty, hay đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm.

Cảm giác khó chịu đó có thể nảy sinh trong quá trình làm việc nhóm: họ bị các thành viên trong nhóm lãng quên, nhóm của họ là những thành viên đến từ nhiều đất nước/vùng miền khác nhau, hay đó là những “nhóm ảo”, hoặc nói là nhóm, nhưng là nhóm… “một người”.

Cô đơn nơi công sở giống như dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn: 7 liều thuốc đẩy lùi chứng cô đơn - Ảnh 2.

Những vấn đề cá nhân – chẳng hạn như nỗi lo về tài chính, cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bất kỳ một ai đó cảm thấy cô đơn trong quá trình làm việc.

Công nghệ cũng là một lý do khác dẫn đến cảm giác cô đơn. Trong  thời đại công nghệ phát triển, thay vì ngồi xuống và chia sẻ với nhau, thì con người ta lại tìm kiếm cho mình cách khỏa lấp qua những kênh mạng xã hội và những mối quan hệ ảo…

Đừng để sự cô đơn kiềm hãm sự phát triển

“Thật không may nếu như cảm giác cô đơn vượt quá ngưỡng cho phép, bởi đó là khi chúng ta bắt đầu trở nên thận trọng và dè dặt hơn,” Barsade cho biết.

Con người chúng ta vốn dĩ là một bộ phận của giới tự nhiên, là một thực thể xã hội và sống bầy đàn. Đó là lý do, dù ở bất kỳ nơi đâu, kể cả tại chốn công sở, chúng ta rất cần những mối quan hệ. Vì vậy, cách tốt nhất để đẩy lùi sự cô đơn tại chốn công sở là cần xây dựng văn hoá tăng sự kết nối và tính cộng đồng.

Cô đơn nơi công sở giống như dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn: 7 liều thuốc đẩy lùi chứng cô đơn - Ảnh 3.

Dưới đây là 7 cách mà chúng ta có thể thực hiện:

1 – Đánh giá tình hình 

Nếu bạn nghi ngờ ai trong số những người đồng nghiệp của mình đang bị cô đơn hoặc “tẩy chay”, thử cho cô ấy/anh ấy làm một bài trắc nghiệm có liên quan để đánh giá tình hình, hoặc đơn giản là nói chuyện với họ xem. Hãy cố gắng hết sức để giúp họ cảm thấy được kết nối và giúp đỡ.

2 – Xây dựng một team có chung định hướng 

Làm việc có mục đích sẽ giúp người lao động cảm thấy việc mình làm là có ý nghĩa. Ngoài ra, việc xây dựng một nhóm có những giá trị chung sẽ giúp cho các thành viên giảm thiểu xung đột và cảm giác “bị cô lập”.

3 – Phát triển những mối quan hệ chất lượng 

Số lượng kết nối trên LinkedIn của bạn dù có nhiều đến mấy cũng không thể khiến bạn tránh khỏi cảm giác cô đơn. Thay vào đó, hãy học cách xây dựng những mối quan hệ chất lượng. Bạn không thể ép buộc tất cả mọi người phải trở thành bạn của mình. Tuy nhiên, thay vì lơ là, hãy tạo cơ hội để bạn có thể hỗ trợ và chia sẻ cùng họ. Biết đâu bạn-của-tương-lai lại cảm ơn mình vì điều này thì sao?

4 – Quan tâm đến cuộc sống của mọi người

Nên nhớ rằng, công việc không phải là tất cả trong cuộc sống của mọi người. Đồng nghiệp xung quanh bạn cũng có gia đình, có bạn bè và có những sở thích riêng. Hãy tạo cơ hội để lắng nghe những chia sẻ này từ họ. Nuôi dưỡng niềm tin và sự đồng cảm theo cách trên có thể giúp mọi người cảm thấy an tâm hơn. Nhưng đừng quên, bạn cần chắc chắn là mình phải cởi mở và chân thật nhé.

5 – Ghi nhớ những điều nhỏ bé

Những hành động tử tế ngẫu nhiên tưởng chừng nhỏ bé lại có thể đem lại sự thay đổi khác biệt. Một câu “Chào buổi sáng”, một ly cà phê vừa được bạn pha sẵn hay lấy giúp giấy tờ in ấn của đồng nghiệp cũng đủ khiến cho đối phương cảm thấy hạnh phúc.

Cô đơn nơi công sở giống như dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn: 7 liều thuốc đẩy lùi chứng cô đơn - Ảnh 4.6 – Khắc phục tình trạng kiệt sức 

Càng kiệt sức, càng cô đơn. Nếu như một trong số những thành viên của bạn bị kiệt sức, hãy khuyến khích họ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn. Đồng thời, hãy giúp họ hiểu rõ ranh giới cân bằng giữa công việc và cuộc sống và hỗ trợ họ lấy lại cân bằng nếu như mọi việc trong tầm tay của bạn.

7 – Đừng quên những đồng nghiệp ảo 

Các thành viên từ xa là một trong số những nhóm người đặc biệt dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Thế nên, đừng quên liên lạc với họ thường xuyên. Bạn có thể dành ra vài phút cuối cùng của buổi họp để trò chuyện và nắm bắt tình hình từ họ, và nên nhớ, cũng đừng ngại tách ra khỏi các thiết bị giao tiếp công nghệ. Trò chuyện qua Facebook hay gọi qua WhatsApp tiện thật đấy, nhưng thỉnh thoảng có vài buổi gặp mặt trực tiếp thì vẫn tốt hơn, bởi điều này khiến họ cảm thấy mình quan trọng!

(Barcode, ThriveGlobal, MindTools, CNBC)

About atkvietnam